Vì sao Thắng (Ngọt) bị khán giả quay lưng, đòi tẩy chay?
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.Hai ô tô chặn đường 'kèn cựa' nhau trên đường: Ai đúng, ai sai?
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Tập đoàn đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Đà Lạt yên bình trong dịp lễ
Theo Digital Trends, thời điểm kết thúc vòng đời của hệ điều hành Windows 10 đang đến gần, kéo theo đó là những lo ngại về nguy cơ mất an toàn thông tin cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất, dù tỷ lệ người dùng Windows 10 đã giảm xuống dưới 60%, nhưng con số này vẫn còn rất lớn, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu thiết bị có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng sau ngày 14.10 tới.Vấn đề then chốt nằm ở chỗ, khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá. Điều này tạo cơ hội cho tin tặc khai thác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đánh cắp dữ liệu, mã hóa tống tiền hay thậm chí là kiểm soát thiết bị từ xa.Microsoft đã khuyến cáo người dùng nên nâng cấp lên Windows 11 để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người dùng chưa thể nâng cấp, họ có thể đăng ký tham gia chương trình gia hạn cập nhật Extended Security Updates (ESU) của Microsoft, với mức phí 30 USD cho 12 tháng.Tuy nhiên, điều này chỉ là giải pháp tạm thời và Microsoft cũng đã ám chỉ rằng trong những trường hợp khẩn cấp như tấn công ransomware quy mô lớn, họ có thể phải tung ra các bản vá bảo mật miễn phí cho Windows 10, tương tự như trường hợp của Windows XP năm 2017.Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc nâng cấp, chủ yếu do chi phí và thời gian. Tuy nhiên, rủi ro về an ninh mạng có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp hoặc áp dụng các biện pháp bảo mật thay thế.Đối với người dùng cá nhân, việc nâng cấp lên Windows 11 là lựa chọn tối ưu. Nếu không, họ cần phải nâng cao cảnh giác, cài đặt phần mềm diệt virus uy tín, tránh truy cập các trang web độc hại và sao lưu dữ liệu thường xuyên.Hồi chuông cảnh báo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật hệ điều hành và áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, việc chủ động bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng là điều vô cùng cần thiết.